Xây dựng cơ chế đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

    Ngày 9/5, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tỉnh uỷ Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 

    Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị – Ảnh: VGP

    Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW chủ trì hội nghị.

    Tham dự hội nghị có các đồng chí: Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.

    Phát biểu khai mạc hội nghị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nêu rõ, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích trên 95.000 km2 (chiếm 28,75% của cả nước), dân số gần 12 triệu người, 7/14 địa phương có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của cả nước; có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, vùng có nhiều địa phương thuộc diện khó khăn…

    Đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong 5 năm qua, các địa phương trong vùng đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là Chỉ thị số 13-CT/TW và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ngành lâm nghiệp đã có bước phát triển khá, từng bước khẳng định được vị thế, vai trò trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng, góp phần nâng cao đời sống người dân. Diện tích rừng trồng tăng lên; diện tích rừng tự nhiên, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học được bảo vệ khá tốt, độ che phủ rừng cao hơn trung bình cả nước trên 12% (đạt 54,2%), tăng 0,6% so với trước khi có Chỉ thị 13. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phát triển khá. Các cơ chế, chính sách về phát triển lâm nghiệp từng bước được hoàn thiện.

    Bài viết khác

    Phát triển kinh tế xanh để không ‘mắc nợ đời sau’

    Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, công tác quản lý tài nguyên và môi trường đã chuyển từ bị động, bất ngờ sang chuẩn bị bài bản, đồng bộ các cơ chế chính sách. Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn được xác định là nhiệm vụ chủ đạo, bởi lẽ, nếu xem nhẹ môi trường, chúng ta sẽ gánh chịu ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, và hơn thế, chúng ta mắc nợ đời sau.

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)