Khôi phục môi trường rừng, phát triển tín dụng xanh

    Trả lời ý kiến cử tri về các chính sách liên quan đến khôi phục môi trường rừng, quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, ưu đãi, hỗ trợ về môi trường, tín dụng xanh…, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, những chính sách này đã được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Thực hiện quy định này, Bộ TN&MT đang xây dựng Thông tư hướng dẫn và tích cực phối hợp triển khai hiệu quả.

    Khôi phục môi trường rừngbảo tồn đa dạng sinh học

    Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, các khu bảo tồn loài-sinh cảnh, vườn quốc gia là các di sản thiên nhiên. Bên cạnh đó, các khu bảo tồn loài-sinh cảnh, vườn quốc gia còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về lâm nghiệp và đa dạng sinh học. Do vậy, việc bảo vệ, khôi phục môi trường rừng; quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Ban quản lý các khu bảo tồn loài – sinh cảnh, vườn quốc gia.

    khoi-phuc-rung.jpg
    Ảnh minh họa

    Thực hiện trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ chủ động, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tham mưu Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Đồng thời, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Bên cạnh đó, sẽ tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, hướng dẫn kỹ thuật về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; triển khai các nhiệm vụ cụ thể theo kế hoạch được giao trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Tín dụng xanh, trái phiếu xanh

    Bộ TN&MT cũng cho biết, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã dành riêng một chương quy định về “Công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường”. Trong đó đã bổ sung các chính sách về phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; ưu tiên thực hiện mua sắm xanh đối với dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước; thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên; đặc biệt là thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, bổ sung chính sách về ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường; tín dụng xanh, trái phiếu xanh để thúc đẩy xã hội hóa, huy động đa dạng các nguồn lực xã hội cho bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

    Cùng với đó, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã quy định chi tiết đối tượng, nội dung ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường (ưu đãi về đất đai, vốn đầu tư, thuế, phí, trợ giá, mua sắm xanh, hỗ trợ quảng bá các hoạt động bảo vệ môi trường); cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn; quy định về cấp giấy chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam cho sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

    Thực hiện Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, hiện nay, Bộ TN&MT đang xây dựng Thông tư quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

    Bài viết khác

    Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

    Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan… ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.

    Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

    Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

    Kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn

    Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.

    Phát huy tiềm năng của rừng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp

    Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị đa dụng của rừng, trên nguyên tắc không đánh đổi sự tăng trưởng bằng sự hủy hoại rừng, mất rừng, suy thoái rừng, mất đi tính đa dạng sinh học, dẫn đến sự mất cân bằng, ổn định trong thế giới tự nhiên.

    Cần quyết liệt hơn để kinh tế xanh đạt quy mô 300 tỷ USD

    Để đạt được mục tiêu được đặt ra tại Chiến lược tăng trưởng xanh, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

    Xây dựng cơ chế đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

    Ngày 9/5, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tỉnh uỷ Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    Phát triển kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

    Với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc phát triển kinh tế xanh là bước đi tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, trong đó có Việt Nam.

    Phát triển kinh tế xanh để không ‘mắc nợ đời sau’

    Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, công tác quản lý tài nguyên và môi trường đã chuyển từ bị động, bất ngờ sang chuẩn bị bài bản, đồng bộ các cơ chế chính sách. Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn được xác định là nhiệm vụ chủ đạo, bởi lẽ, nếu xem nhẹ môi trường, chúng ta sẽ gánh chịu ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, và hơn thế, chúng ta mắc nợ đời sau.

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)