Phát triển kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam

    Với những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi việc phát triển kinh tế xanh là bước đi tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của mình, trong đó có Việt Nam. Kinh tế xanh là nền kinh tế có sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế xanh và phát triển bền vững. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu (Content-analysis) để khái quát thực trạng phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, đồng thời tập trung hệ thống hóa kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế xanh tại Mỹ, Đan Mạch, Hàn Quốc và Singapore. Qua đó, đưa ra một số bài học cho cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam.

    Trước diễn biến ngày càng phức tạp và được dự báo tăng nhanh trong tương lai của biến đổi khí hậu, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên bị phá hoại nghiêm trọng, kéo theo các tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội, thì việc lồng ghép mục tiêu tăng trưởng xanh vào phát triển kinh tế là đều hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia. Nền kinh tế xanh sẽ là một hướng đi mới cho nền kinh tế trong tương lai, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã tuyên bố rằng, nền kinh tế xanh tạo ra việc làm và tăng cường công bằng xã hội (UNEP, 2011), qua đó cho thấy tác động tích cực của nền kinh tế xanh đối với thị trường lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế cũng tin rằng, nền kinh tế xanh có thể tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm cho người lao động (Ge & Zhi, 2016).

    Bài viết khác

    Một số mô hình kinh tế xanh trên thế giới

    Với các xu hướng phát triển kinh tế xanh, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những bước đi dài trong phát triển mô hình kinh tế xanh, theo đó, các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… ở châu Á; Đức, Anh, Pháp, Hà Lan… ở châu Âu đã đi tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh với nhiều nội dung quan trọng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới nền kinh tế xanh.

    Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

    Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

    Kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn

    Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình sửa đổi, bổ sung khuôn khổ pháp lý nhằm huy động nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh; khuyến khích hoạt động sản xuất và đầu tư xanh, thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển dịch năng lượng, chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn, phát thải carbon thấp.

    Khôi phục môi trường rừng, phát triển tín dụng xanh

    Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan thống nhất quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Đồng thời, bổ sung chính sách về ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng xanh, trái phiếu xanh nhằm bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

    Phát huy tiềm năng của rừng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp

    Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế, giá trị đa dụng của rừng, trên nguyên tắc không đánh đổi sự tăng trưởng bằng sự hủy hoại rừng, mất rừng, suy thoái rừng, mất đi tính đa dạng sinh học, dẫn đến sự mất cân bằng, ổn định trong thế giới tự nhiên.

    Cần quyết liệt hơn để kinh tế xanh đạt quy mô 300 tỷ USD

    Để đạt được mục tiêu được đặt ra tại Chiến lược tăng trưởng xanh, Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa nền kinh tế xanh từ quy mô 6,7 tỷ USD năm 2020 lên đến 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.

    Xây dựng cơ chế đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

    Ngày 9/5, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tỉnh uỷ Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

    Phát triển kinh tế xanh để không ‘mắc nợ đời sau’

    Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, công tác quản lý tài nguyên và môi trường đã chuyển từ bị động, bất ngờ sang chuẩn bị bài bản, đồng bộ các cơ chế chính sách. Kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn được xác định là nhiệm vụ chủ đạo, bởi lẽ, nếu xem nhẹ môi trường, chúng ta sẽ gánh chịu ô nhiễm, cạn kiệt tài nguyên, và hơn thế, chúng ta mắc nợ đời sau.

    Giỏ hàng của bạn (0 sản phẩm)